Lễ Nhập Trạch là gì? Cách cúng nhập trạch về nhà mới 2023

Cùng với các nghi lễ động thổ, cất nóc thì nhập trạch là một thủ tục rất quan trọng khi các gia đình chuyển về nhà mới. Lễ nhập trạch phải được chuẩn bị chu đáo để báo cáo lên thần linh, giúp cho gia đình nhận được nhiều vượng khí tốt. Nhưng hiện nay, nhiều người chưa hiểu rõ về nghi thức này, nhất là những gia đình trẻ. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cho bạn chi tiết nhất về lễ nhập trạch.

Nhập trạch là gì?

Nhập trạch là một phong tục văn hóa của người Việt lưu giữ qua ngàn đời nay. Theo từ điển Hán Việt, “nhập trạch” có nghĩa là “vào nhà”. Hay hiểu một cách đơn giản, nhập trạch là thủ tục đăng ký hộ khẩu với thần linh cai quản tại vùng đất đó.

Nhập trạch nghĩa là đăng ký hộ khẩu với thần linh cai quản tại vùng đất
Nhập trạch nghĩa là đăng ký hộ khẩu với thần linh cai quản tại vùng đất

Ông cha ta từ xưa đã có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá”, nghĩa là đất đai tại bất cứ nơi đâu đều được cai quản bởi thổ công còn dưới sông thì có hà bá quản lý. Khi bắt đầu lễ nhập trạch nhà mới, gia chủ cần làm lễ để trình báo, xin phép thổ công tại nơi đó để cầu cho những người trong gia đình luôn mạnh khỏe, làm ăn “xuôi chèo mát mái”, học hành giỏi giang. Đồng thời, nghi lễ nhập trạch để xin phép tổ tiên, thổ địa đang ở nhà cũ cho phép chuyển đến nơi ở mới.

Lễ cúng nhập trạch cần chuẩn bị những gì?

Để báo cáo thần linh được suôn sẻ, gia chủ cần chuẩn bị lễ cúng nhập trạch về nhà mới chu đáo, tránh xảy ra tình trạng thiếu sót. Vậy lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì? Dưới đây là những thứ cần chuẩn bị:

Xem ngày làm lễ nhập trạch

Khi làm lễ cúng nhập trạch, việc quan trọng đầu tiên là gia chủ nên hỏi ý kiến của các chuyên gia tâm linh để chọn được ngày tốt. Cần tránh những ngày Hắc đạo, xung với tuổi và mệnh của gia chủ.

Xem ngày làm lễ nhập trạch
Xem ngày làm lễ nhập trạch

Ngày nhập trạch tới gần mà chưa chọn được bàn thờ, tủ thờ ưng ý? Tham khảo ngay các mẫu bàn thờ đẹp, đa dạng mẫu mã có bán sẵn tại cửa hàng chúng tôi tại đây!

Mâm cúng nhập trạch

Tùy vào điều kiện của từng gia đình mà chuẩn bị mâm cúng nhập trạch lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, đều phải có đầy đủ 3 loại là: Hương hoa, ngũ quả và cỗ mặn. Và quan trọng nhất là gia chủ cần có lòng thành khi sắm lễ dâng lên thì thần linh mới chứng giám.

  • Hương hoa: Gia chủ chọn những bông hoa tươi nhất cắm vào một lọ, thường là hoa cúc, hoa hồng hoặc hoa ly. Cùng với đó, sắm một cặp nến hoặc đèn dầu (không dùng đèn giả), nhang trầm, vàng mã, trầu, cau, muối, gạo, nước, rượu trắng và thuốc lá.
  • Trái cây: Bạn bày một mâm ngũ quả, gồm những trái cây tươi ngon nhất, không bị thối, dập nát hoặc đã sử dụng để cúng tế.
  • Mâm cỗ mặn: Mâm cỗ mặn trong lễ nhập trạch không cần quá cầu kỳ, bao gồm: gà luộc, giò chả, xôi, canh xương hầm và một quả trứng luộc. Sau khi thần linh đã thưởng thức cỗ xong, gia chủ pha trà và châm thuốc lá để dâng lên Ngài.

Văn khấn lễ nhập trạch

Khi đọc văn khấn, bạn cần giữ cho tâm thanh tịnh, thành tâm xin phép thần linh và tổ tiên cho chuyển đến nhà mới, cầu mong những điều tốt đẹp. Bài văn khấn gồm có hai phần chính, bạn đọc theo trình tự khấn thần linh trước sau đó khấn gia tiên.

Văn khấn lễ nhập trạch
Văn khấn lễ nhập trạch

Một số vật dụng khác cần trong lễ nhập trạch

Bên cạnh việc chuẩn bị đầy đủ một mâm lễ thì các đồ vật sau đây cũng không thể thiếu để đem may mắn đến cho gia đình. Đó là:

  • Bếp than đặt ở giữa cửa chính của ngôi nhà. Trước khi vào nhà mới, gia chủ và khách mời sẽ bước qua đó để gạt bỏ đi những xui xẻo đeo bám trên người.
  • Đồ đạc dùng trong nhà như: Bếp nấu có lửa, ấm đun nước, bộ ấm chén, chổi, xô đựng nước, gạo, muối…

Nếu bạn mới chuyển sang nhà mới đang cần tư vấn để thiết kế phòng thờ đẹp hãy ấn ngay vào đây!

Cách cúng nhập trạch

Sau khi đã hoàn tất những việc cần chuẩn bị trong danh sách làm lễ nhập trạch thì bước tiếp theo cần tìm hiểu cách cúng nhập trạch sao cho chuẩn nhất.

Cách cúng nhập trạch
Cách cúng nhập trạch
  • Bước 1: Chuẩn bị sẵn các mâm lễ cúng nhập trạch.
  • Bước 2: Nhóm lửa ở bếp than đặt giữa cửa nhà, sau đó lần lượt từng người bước qua. Gia chủ cầm bát hương và bài vị tổ tiên đi đầu. Sau đó, các thành viên còn lại lần lượt đi theo sau, cầm theo những vật may mắn. Tất cả đều phải bước chân trái trước, chân phải sau.
  • Bước 3: Mở tất cả cửa trong ngôi nhà và bật điện, tạo không gian sáng sủa, thoáng đãng, tránh để không gian tối tăm, u ám.
  • Bước 4: Gia chủ đặt bài vị và bát hương gia tiên ở vị trí được quy định, sau đó đọc văn khấn nhập trạch. Các thành viên còn lại ngồi nghiêm trang, chắp tay khấn bái. Với những gia đình mời thầy cúng thì người này sẽ đọc văn khấn thay cho gia chủ.
  • Bước 4: Sau khi cúng xong, gia chủ hãy nhớ giữ lại muối, gạo và nước để đặt vào bàn thờ Ông táo. Điều này mang ý nghĩa giữ lại sự no đủ, tiền bạc rủng rỉnh cho gia đình.
  • Bước 5: Hóa tiền vàng biếu thần linh và tổ tiên.
  • Bước 6: Lễ cúng nhập trạch đến đây đã được hoàn thành. Gia chủ sắp xếp đồ đạc tại nhà mới và mời khách cùng thụ lộc.

Chắc chắn bạn cần tham khảo: Thủ tục nhập trạch lấy ngày về nhà mới cần những gì?

Lễ nhập trạch khi chuyển đến nhà mới không cần quá cầu kỳ, chỉ cần gia chủ thành tâm làm theo những bước đã được chúng tôi gợi ý trên đây thì mọi việc sẽ được thuận lợi. Chúng gia đình bạn luôn bình an, hạnh phúc, phát tài phát lộc, vạn sự như ý!

Trả lời

0973.303.989
icon khuyến mại