Thờ cúng Thần Tài Ông Địa là một nét đẹp trong văn hóa, tín ngưỡng của người dân Việt Nam. Thông qua việc thờ cúng người dân muốn gửi đến các vị thần, thánh lòng biết ơn, kính trọng và niềm khát khao có được một cuộc sống bình an, gia đình hạnh phúc, cầu lộc, cầu tài. Vậy lễ vật cúng Thần Tài gồm những gì? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó cùng cách bài trí mâm cúng Thần Tài thật đẹp mắt nhất.
Cúng Thần Tài Thổ Địa gồm những gì?
Dân gian quan niệm, ngày mùng 10 hàng tháng tính theo âm lịch là ngày Thần Tài. Trong đó ngày mùng 10 tháng giêng là ngày đặc biệt nhất. Trong ngày này lễ vật cúng được chuẩn bị đủ đầy cầu cho một năm làm ăn phát tài, phát lộc. Vậy cúng Thần Tài gồm những gì?
Bộ tam sên cúng Thần Tài
Mâm cỗ Tam Sên là vật không thể thiếu trong ngày cúng Thần Tài. Mâm cỗ này bao gồm thịt heo đã được luộc chín, 1 quả trứng luộc, tôm luộc 1 con. Nếu không có tôm thì có thể sử dụng cua biển để thay thế đều được. Đây là mâm cỗ mặn còn đối với mâm cỗ chay thì chuẩn bị bánh, kẹo, hoa quả thay thế.
Nhang, đèn, nến
Lễ cúng Thần Tài Thổ Địa không thể thiếu nhang, đèn và nến. Nhang có rất nhiều loại, tùy vào mong muốn và sở thích của gia chủ để chọn loại thích hợp nhất. Để làm gia tăng trường khí tốt lành nên chọn những loại nhang có mùi thơm nhẹ. Nến và đèn trong lễ cúng Thần Tài nên sử dụng loại tốt. Có thể sử dụng đèn, nến điện nhưng phù hợp nhất vẫn là các loại truyền thống thắp bằng lửa. Cách này làm gia tăng không khí ấm áp trong gia đình.
Chờ một chút, quý vị đã biết toàn bộ các ngày cúng ông Thần Tài Thổ địa trong năm chưa? Nếu chưa hãy tham khảo ngày cúng Thần Tài tại đây ngay nhé!
Trái cây cúng Thần Tài
Trái cây cúng Thần Tài Ông Địa cũng cần phải được trau chuốt kỹ càng. Hãy chuẩn bị một mâm gồm 5 loại quả khác nhau. Chọn hoa quả không được để dập, úng hay héo. Chọn được quả vẫn còn cuống là tốt nhất. Trái cây tươi sẽ bày tỏ được tấm lòng thành kính của gia chủ với các bậc thánh thần.
Muối, nước, gạo và rượu
Khi sắm lễ cúng Thần Tài cần chuẩn bị muối, nước, gạo và rượu. Nước là nước sạch đã được đun sôi, để ấm ấm. Nước không rót đầy mà cách miệng chén tầm 1cm. Rượu chỉ cần chuẩn bị loại thông thường không cần quá đắt đỏ. Theo phong tục của người Việt, người dân sẽ đứng ở bên ngoài cửa sau đó sử dụng rượu và nước đã chuẩn bị để tưới vào trong nhà mang nghĩa rước tài lộc vào nhà. Đối với muối và gạo, để vào hai chiếc chén hoặc đĩa nhỏ đặt lên bàn thờ. Cúng xong không được đổ đi mà giữ lại coi như đang giữ một phần tài lộc.
Hoa cúng Thần Tài
Hoa cúng Thần Tài cũng có nhiều loại khác nhau. Tuy nhiên người dân hay sử dụng nhất là hoa hồng, hoa cúc hay hoa đồng tiền. Những loại hoa này mang một vẻ đẹp thanh nhã, màu sắc vừa phải không quá lòe loẹt. Lưu ý tuyệt đối không sử dụng hoa giả bằng giấy trong lễ cúng Ông Địa Thần Tài.
Tôi nghĩ quý vị chắc chắn sẽ cần tham khảo: Cách cúng Thần Tài Thổ Địa chuẩn chi tiết dễ hiểu
Những lễ vật cúng chúng tôi cung cấp trên đây đã giúp bạn giải đáp câu hỏi cúng Ông Địa Thần Tài gồm những gì. Ngoài ra tại một số địa phương khác nhau, lễ vật cũng có sự thay đổi cho phù hợp. Nhiều nơi sẽ có thêm cá lóc nướng, thuốc lá, thịt heo quay, mua vàng cúng Thần Tài…
Lưu ý về cách bài trí mâm cúng Thần Tài
Ngoài việc tìm hiểu lễ cúng Thần Tài gồm những gì một vấn đề bạn cũng phải quan tâm đó là cách bài trí mâm cúng Thần Tài và một số đồ vật khác trên bàn thờ. Trong đó đặc biệt lưu ý những vấn đề như sau:
- Vị trí đặt tượng: Tượng làm bằng sứ đặt theo nguyên tắc tượng Thổ Địa bên phải, Thần Tài bên trái. Đối với tượng Phật Di Lặc đặt trên bàn thờ Thần Tài. Tượng Ông Cóc nằm ở bên trái bàn thờ, ban ngày tượng quay ra ngoài, tối đặt tượng quay vào trong.
- Gạo, muối, nước: Các lễ vật cúng Thần Tài Thổ Địa như gạo, muối và nước được đặt giữa hai tượng Thần Tài và Thổ Địa.
- Nhang: Trên bàn thờ sẽ có bát nhang. Bát nhang đặt giữ bàn thờ . Bát nhang chỉ được đặt xuống một lần không được xê dịch hay di chuyển.
- Hoa quả cúng Thần Tài: Trên bàn thờ sẽ có hoa tươi và một mâm ngũ quả. Lọ hoa đặt hai bên bàn thờ cạnh tượng. Mâm quả để đối diện và nằm giữa hai tượng.
- Chén nước: Xếp theo hình chữ thập tượng trưng cho ngũ hành khi chuẩn bị đồ cúng Ông Địa Thần Tài.
- Chuẩn bị tỏi: Lấy 5 củ tỏi đặt vào đĩa nhỏ để xua đuổi tà ma.
- Bát nước đầy rắc hoa hồng: Đồ cúng Thần Tài Thổ Địa chuẩn bị thêm một bát nước đầy. Tách nhẹ cánh hoa hồng để lên mặt nước. Bát nước này đặt ngoài cùng bàn thờ và thường để trên mặt đất.
- Bộ tam sên cúng Thần Tài: Đặt bên ngoài bàn thờ trước bát nước hoa hồng.
Như vậy bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi cúng Thần Tài gồm những gì, cúng Ông Địa món gì và những lưu ý khi bài trí, sắp xếp mâm cỗ cúng Thần Tài, mua đồ cúng Thần Tài. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với bạn. Nếu quý vị có nhu cầu tham khảo các mẫu bàn thờ Thần Tài hãy truy cập ngay tại đây! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!