Đức Phật là ai? Lịch sử Đức Phật ra đời & các lời dạy

Nhiều người Việt Nam vẫn nhầm tưởng rằng Đức Phật là “Thượng Đế” ngự trị trên trời. Hoặc có người cho rằng đó chỉ là truyền thuyết và không hề có thật. Vậy Đức Phật là ai? Đức Phật có thật không? Lịch sử Đức Phật thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu về sự tích Đức Phật trong bài viết này nhé!

Đức Phật là ai?

Đức Phật phát âm theo tiếng phạn là Siddhārtha Gautama, dịch ra phiên âm Hán Việt là Tất-đạt-đa Cồ-đàm. Người là một học giả, triết gia đã sáng lập ra Phật giáo ngày nay. Quê hương của Đức Phật là ở Ấn Độ cổ đại giữa thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên vì vậy chắc chắn là Đức Phật có thật!

Đức Phật có thật!
Đức Phật có thật!

Theo sổ sách ghi lại, Đức Phật là một vị hoàng tử của hoàng tộc Gautama. Thuở nhỏ, người đã được sống trong cảnh “nhung gấm lụa là”, cuộc sống hạnh phúc, vui tươi mỗi ngày cứ thế trôi qua. Khi đến tuổi trưởng thành, người kết hôn với Yasodhara. Cả hai có với nhau một cậu con trai tên là Rahula. Tuy nhiên, đến năm 29 tuổi, người đã từ bỏ cuộc sống vinh hoa phú quý để đi tìm sự bình an trong tâm hồn.

Trải qua 6 năm cầu đạo, người đã giác ngộ ra nhiều lý tưởng tâm linh. Và rồi Đức Phật đã dành 45 cuối của cuộc đời mình cho việc truyền dạy giáo lý. Nơi người trực tiếp truyền dạy là phía đông ở lục địa Ấn Độ. Sau đó những lời dạy của Đức Phật, những giáo pháp đã đặt nền tảng cho sự hình thành Phật giáo như ngày hôm nay.

Đúng vậy, Đức Phật mà mọi người hay nhắc tới chính là Phật Thích Ca hay Phật Tổ Như Lai. Thế còn Phật A Di Đà thì sao? Phật A Di Đà và Đức Phật Thích Ca khác nhau như thế nào? Mời quý vị tham khảo tại đây!

Lịch sử Đức Phật từ hoàng tử trở thành người tu hành

Cuộc sống trong vinh hoa phú quý của Đức Phật ngỡ tưởng lâu dài. Nhưng người nhận thấy dương gian có quá nhiều đau khổ đến từ sinh, lão, bệnh, tử… Người đã từ bỏ ngôi vị, vợ con và một cuộc sống sung túc để đi theo đạo tu hành. Quyết tìm một hướng đi mới, nơi không có các u sầu phiền muộn.

Lịch sử Đức Phật
Lịch sử Đức Phật

Thời bấy giờ ở đất nước Ấn Độ, người ta cho rằng muốn cầu đạo giải thoát phải kiên trì tu khổ hạnh, ép xác. Người đã cùng với những người bạn đồng hành của mình kiên trì khổ hạnh, ép xác. Lúc này cơ thể Người gầy khô, mắt sâu, sức khỏe giảm sút trầm trọng.

Chính vì thế người nghiệm thấy rằng khổ hạnh, ép xác không phải là con đường tìm ra chân lý. Mà làm vậy, tâm trí càng mê mờ, cơ thể suy yếu dần, chân lý như càng lùi xa hơn. Người kết luận con đường này không phải con đường thoát khổ và cứu khổ.

Sau đó, Người quyết định thiền một mình trong rừng, vượt qua mọi sợ hãi. Tâm trí của ngài lúc này đã bỏ xa mọi dục vọng, nhu cầu của bản thân. Đến tuổi 35, Đức Phật nhập niết bàn và trở thành Phật Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây Bồ đề. Cứ hằng năm vào ngày 15/4 âm lịch các Phật tử lại tổ chức lễ Đức Phật đản sanh.

Theo sách học tường thuật lại rằng, để được giác ngộ trọn vẹn Đức Phật phải đạt được 3 loại tri thức đó là kiến thức từ kiếp trước của Đức Phật, về nghiệp và sự tái sinh của muôn loài. Nhờ vậy mà ngài đạt được sự toàn tri.

Đức Phật đến khắp nơi ở Miền Bắc của Ấn độ để truyền đạo
Đức Phật đến khắp nơi ở Miền Bắc của Ấn độ để truyền đạo

Sau khi đã giác ngộ được hoàn toàn, Đức Phật đến khắp nơi ở Miền Bắc của Ấn độ để truyền đạo. Người đã nỗ lực truyền đạo sau 45 cuối của cuộc đời. Mọi người đều bị thu hút bởi Đức Phật từ vua quan, đến những người bần hàn nhất của xã hội như trộm cướp…

Trong Phật giáo ngoài Phật Tổ thì người nhắc tới nhiều nhất tiếp theo có lẽ là Quan Thế Âm Bồ Tát. Cùng tìm hiểu sự tích và cách thờ Mẹ Quan Âm tại đây!

Thập đại đệ tử của Đức Phật

Trong số hàng nghìn, hàng vạn đệ tử của Đức Phật không phải vị nào cũng có sở trường giống nhau. Mỗi vị đều có một nét đặc trưng của riêng mình. Sau đây là thập đại để tử của Đức Phật, những người trực tiếp được Đức Phật giác ngộ:

Thập đại đệ tử của Đức Phật
Thập đại đệ tử của Đức Phật
  • Ma-ha-ca-diếp: người này tu khổ hạnh và được xem là sư tổ thiền Tông của đất nước Ấn Độ. Ông là người đầu tiên yêu cầu mở đại hội tập kinh của giáo hội Phật giáo.
  • Mục-kiền-liên: người được mệnh danh là thần thông đệ nhất
  • Phú-lâu-na: Phật Thuyết pháp đệ nhất
  • Tu-bồ-đề: Giải Không đệ nhất
  • Xá-lợi-phất: đây là đệ tử quan trọng nhất của Đức Phật trong các kinh Tiểu thừa. Trước khi theo Đức Phật giác ngộ ông là một luân sư nổi tiếng có mặt trong giáo đoàn của Bà la môn.
  • A-nan-đà: Người này được xem là Nhị tổ Thiền tông tại đất nước Ấn Độ. Người này có thể nghe và nhớ nhiều nhất trong tất cả thập đại đệ tử của Đức Phật.
  • La-hầu-la: Mật hạnh đệ nhất, là thái tử của Tất đạt đa
  • Ưu-bà-li: Phật giới luật đệ nhất
  • A-na-luật: Người được mệnh danh là Thiên nhãn đệ nhất
  • Ca-chiên-diên: Người có khả năng Biện luận đệ nhất trong số các đệ tử của Đức Phật.
Lời dạy của Đức Phật lưu truyền ngàn đời
Lời dạy của Đức Phật lưu truyền ngàn đời

Những người này được trực tiếp lĩnh hộ những lời dạy của Đức Phật và tu hành. Sau đó, họ đem những kiến thức học được gieo giảng cho nhân dân. Để mọi người nhận thấy được chân lý của cuộc sống. Từ đó mỗi người sẽ sống lương thiện, giàu lòng trắc ẩn, yêu thương vạn vật, sống một cuộc sống không có đau khổ.

Mỗi Phật tử muốn thờ cúng tại nhà cần phải có bàn thờ Phật. Quý vị có thể tham khảo toàn bộ các mẫu bàn thờ Phật đẹp đang có bán sẵn tại cửa hàng chúng tôi tại đây!

Đức Phật là người đã đặt nền móng cho Phật giáo ngày nay. Kêu gọi mọi người tránh xa những dục vọng đời thường, hãy sống thật lương thiện để sớm có ngày trở thành chín quả. Sẵn sàng từ bỏ mọi thứ xa hoa để có một tâm hồn thanh tịnh như người.

Trả lời

0973.303.989
icon khuyến mại