Nhiều người cho rằng Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Tổ Như Lai là hai vị Phật hoàn toàn khác nhau. Nhưng thực chất hai vị Phật này đều chỉ cùng một người trong đó Như Lai là danh hiệu. Phật A Di Đà và Phật Thích Ca mới là hai người khác nhau. Vậy Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai có trước? Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những điểm khác nhau giữa Phật Thích Ca và Phật A Di Đà.
Nguồn gốc xuất thân Phật A Di Đà và Phật Thích Ca
Nguồn gốc Phật Thích Ca Mâu Ni
Phật Thích Ca Mâu Ni hay Phật Thích Ca, Phật Tổ Như Lai là giáo chủ cõi Ta Bà cũng là người đã sáng lập nên đạo Phật. Ngài vốn xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa của hoàng tộc Gautama (hay Cồ Đàm) tại đất nước Shakya (Thích-ca) thuộc Kapilavastu (ngày nay là Ấn Độ) trong khoảng năm 624 TCN.
Vốn có xuất thân cao quý, nhưng Tất Đạt Đa Cồ Đàm đã sớm cảm thương trước đời sống lầm than của nhân dân. Thái tử Tất Đạt Đa vì thế mà từ bỏ cuộc sống xa hoa nơi hoàng cung để tu hành Phật đạo.
Đức Phật Thích ca là có thật trên đời, được kiểm chứng và có rất nhiều bằng chứng sống tận bây giờ như cây bồ đề.
Nguồn gốc Phật A Di Đà
Phật A Di Đà được biết đến với danh vị giáo chủ cõi Cực Lạc. Tên của ngài có nghĩa là Vô Lượng Thọ và Vô Lượng Quang. Theo truyền thuyết, Đức Phật A Di Đà thường gắn liền với ánh chiều tà rạng rỡ. Ánh sáng ấy lan tỏa ra muôn nơi đem đến cho nhân gian sự từ bi, ấm áp.
Theo truyền thuyết, Đức Phật A Di Đà là một vị tăng hiệu là Pháp Tạng với tinh thần biến thế giới trở thành nơi thanh tịnh và đẹp đẽ nhất. Phật A Di Đà cứu độ muôn cõi, đưa linh hồn của những người đã khuất tái sinh nơi cửa Phật thanh tịnh.
Phật A Di Đà hiện tại chưa chứng minh được có thật hay không trên cõi đời này. Nhiều người cho rằng đấy chỉ là sự tưởng tượng của các Phật tử ngày xưa truyền đời.
Hiện tại chưa rõ là Phật A Di Đà và Phật Thích Ca ai có trước do chưa rõ về Phật A Di Đà. Chỉ biết họ đều là những vị Phật mang trong mình quyền năng tối thượng, thần thông quảng đại và hết lòng yêu thương chúng sinh.
Hình tượng Phật Tổ Như Lai và Phật A Di Đà
Hình tượng Phật Tổ Như Lai
Về hình tượng Phật Tổ Như Lai (Phật Thích Ca), tóc ngài được búi theo hình xoắn ốc hoặc búi tó. Phật Tổ mặc áo cà sa vàng trước ngực không có chữ Vạn. Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên đài sen, mắt nhìn xuống mở ba phần tư. Trên môi khẽ nở nụ cười cứu độ chúng sinh khỏi muôn kiếp khổ đau.
Tư thế ngồi của Phật Thích Ca là ngồi kiết già lưng thẳng dưới gốc cây bồ đề. Hai tay để buông trên đầu gối, xếp ngay ngắn trên đùi hoặc tay bắt ấn thiền…
Hình tượng Phật Adida
Phật A Di Đà tóc được búi theo hình xoắn ốc. Mắt ngài hướng xuống, miệng khẽ nở nụ cười. Phật A Di Đà mặc áo cà sa màu đỏ, trên ngực điểm chữ Vạn.
Vị Phật này được xây dựng theo tư thế đứng hoặc ngồi trên tòa sen. Với tư thế đứng, tay phải Người làm ấn giáo hóa, tay trái ngang bụng hướng chỉ xuống. Ngón trỏ và ngón cái khẽ chạm nhau tạo thành một vòng tròn nhỏ. Với tư thế ngồi, tay Phật A Di Đà bắt ấn thiền, tay còn lại giữ một cái bát.
Như vậy có thể thấy về hình tượng, đức Phật Thích Ca và Phật A Di Đà có một vài điểm khác nhau. Tuy nhiên, họ đều gắn liền với tấm lòng từ bi hỷ xả, cứu độ chúng sinh khỏi muôn vạn khổ đau. Ranh giới để phân biệt Phật Tổ (Phật Thích Ca và Phật Tổ Như Lai), Phật A Di Đà là rất khó. Có lẽ chỉ có những người tu đạo mới có thể nhận thấy được sự khác biệt giữa hai đấng tối cao này.
Phật A Di Đà và Phật Thích Ca quý vị đã rõ nhưng liệu Đức Phật là ai? Có hay chăng là một người khác nữa? Tại sao lại gọi là Đức Phật, mời quý vị ấn tham khảo tại đây!
Những nhân vật đi kèm Phật Thích Ca và A Di Đà
Hình ảnh Phật A Di Đà và Phật Thích Ca trong thế giới Phật pháp thường gắn liền với nhiều nhân vật khác nhau. Họ đều là những người đã tu chứng đạo, luôn giữ đúng giới luật của nhà Phật.
Phật Thích Ca Mâu Ni thường có hai vị tôn giả đi kèm. Đó là Tôn Giả A Nan Đà và Tôn giả Ca Diếp. Trong đó Ca Diếp đứng bên trái còn A Nan Đà ở bên phải. Hai vị tôn giả này là đệ tử thân cận nhất của Đức Thích Ca khi ngài còn trụ thế.
Phật A Di Đà được xây dựng với hình ảnh hai vị Bồ Tát đi kèm. Đó là Quan Thế Âm Bồ Tát và Đại Thế Chí Bồ Tát. Quan Âm Bồ Tát đứng bên trái, trên tay cầm cành dương liễu, tay còn lại cầm bình cam lộ. Đại Thế Chí Bồ Tát đứng bên phải Phật A Di Đà, tay cầm cành sen xanh.
Cho dù là Phật A Di Đà hay Phật Thích Ca thì văn hóa thờ cúng tâm linh vẫn hiện hữu trong gia đình Việt. Nếu gia đình quý vị chưa có bàn thờ Phật để thờ cúng hãy ấn vào đây để tham khảo nhé!
Bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn lý giải sự khác nhau giữa Phật Thích Ca Mâu Ni (Phật Tổ Như Lai, Phật Thích Ca) và Phật A Di Đà. Chắc bây giờ bạn đã hiểu và phân biệt được Phật A Di Đà và Phật Thích Ca khác nhau như thế nào rồi chứ?