Thủ tục Nhập trạch lấy ngày về nhà mới cần những gì?

Theo phong tục của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng, trước khi về nhà mới sẽ làm lễ dâng lên thần linh và tổ tiên. Nghi lễ này gọi là cúng nhập trạch và để báo cáo với vị thần đất, ông bà tổ tiên. Vậy lễ nhập trạch cần chuẩn bị những gì? Thủ tục nhập trạch cần chuẩn bị những gì để buổi lễ diễn ra suôn sẻ? Nếu bạn chưa có câu trả lời thì tham khảo ngay nhũng thông tin dưới đây của chúng tôi nhé!

Thủ tục nhập trạch – mâm cúng nhập trạch

Mân cúng nhập trạch là điều không thể thiếu trong thủ tục nhập trạch lấy ngày. Bởi có chút lễ vật cúng nhập trạch kèm văn khấn thì mới có thể tấu cho thổ địa, thần linh cùng tổ tiên biết được.

Thủ tục nhập trạch giúp cho buổi lễ cúng diễn ra tốt đẹp
Thủ tục nhập trạch giúp cho buổi lễ cúng diễn ra tốt đẹp

Sau khi đã xem được ngày Hoàng đạo để làm thủ tục nhập trạch về nhà mới, gia chủ cần chuẩn bị một mâm lễ tươm tất. Tùy vào từng vùng miền sẽ có cách sắp xếp trên mâm lễ cúng nhập trạch khác nhau. Nhưng về cơ bản, mâm cúng nhập trạch ngày nay đều bao gồm 3 phần chính là: Trái cây, rượu thịt và vàng mã.

Mâm cúng nhập trạch trái cây

Gia chủ chọn những loại trái cây sạch sẽ, tươi ngon nhất để bày mâm ngũ quả cúng nhập trạch. Một mâm lễ cúng nhập trạch trái cây bao gồm ít nhất 5 loại quả khác nhau. Số lượng có thể nhiều hơn tùy từng gia đình nhưng nhất thiết không được là số chẵn. Những loại quả có màu sắc khác nhau trên mâm tượng trưng cho ngũ hành (Kim – Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ). Đồng thời thể hiện ước nguyện của gia chủ khi về nhà mới được may mắn, hạnh phúc và bình an.

Mâm cúng nhập trạch có thể là món chay, món mặn tùy thuộc gia chủ
Mâm cúng nhập trạch có thể là món chay, món mặn tùy thuộc gia chủ

Một số loại quả thường được dùng để bày biện trên mâm lễ cúng nhập trạch là: Chuối, dưa hấu, đu đủ, bưởi, xoài, cam, quýt, táo, lê, hồng… Tránh trưng bày những loại quả có nhiều gai, quả đã chín nẫu, quả mọc sát đất hay quả giả trên mâm lễ vì sẽ làm tài sản tiêu hao, vận khí gia đình không tốt.

Nếu quý vị còn chưa hiểu lễ nhập trạch là gì, tại sao cần chuẩn bị mâm lễ cúng nhập trạch hãy ấn vào đây để tham khảo thêm!

Mâm cơm cúng nhập trạch

Khi chuẩn bị mâm cơm cúng nhập trạch không thể thiếu mâm cơm mặn hoặc mâm cơm chay. Gia chủ có thể chuẩn bị mâm cúng nhập trạch tùy thuộc vào khả năng kinh tế và số lượng người tham gia. Quan trọng cần phải thành tâm thì các vị thần và tổ tiên mới chứng giám lòng thành.

Mâm cơm cúng nhập trạch
Mâm cơm cúng nhập trạch

Với mâm cơm cúng nhập trạch mặn bao gồm: Gà luộc, xôi gấc, rượu trắng, thuốc lá, trà xanh hoặc cả bộ tam sinh (thịt lợn, trứng luộc, tôm hấp).

Còn mâm cơm cúng nhập trạch chay thì đơn giản hơn, gồm có: Rau củ xào hoặc luộc, canh nấm, giò chay, xôi gấc… Đồ cúng nhập trạch cần được lựa chọn cẩn thận, là thực phẩm sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Lễ vật cúng nhập trạch

Để sắm lễ nhập trạch đầy đủ, bạn cần chuẩn bị thêm hoa tươi, trầu, cau, nhang trầm, vàng mã, muối, gạo. Theo tâm linh, hoa cắm luôn là số lẻ để gia đình đón nhận được mọi điều tốt đẹp nhất. Lưu ý không nên chọn hoa cúc trắng để cắm trên bình hoa cho ngày nhập trạch nhà mới.

Thủ tục nhập trạch lấy ngày theo phong tục xưa

Nếu như trước đây thì trong thủ tục nhập trạch lấy ngày gia chủ nhất thiết phải chuẩn bị 3 mâm lễ gồm:

  • Mâm cúng nhập trạch trên bàn thờ: Giò, chả, xôi, chè, bánh chưng, trái cây, gạo, muối, trầu cau, nước lọc, tiền vàng, nhang trầm, nến cây, hoa tươi.
  • Mâm cúng nhập trạch ở bàn thờ thần tài: Thịt quay, bánh bao, rượu, trái cây, nhang trầm, thuốc lá, gạo, muối, trầu cau, tiền vàng, hoa tươi.
  • Mâm cúng nhập trạch ở giữa nhà: Heo quay, cháo trắng, xôi, chè, rượu trắng, gạo, muối, trái cây, hoa tươi, trầu cau, hương trầm, tiền vàng.
Mâm cúng nhập trạch ở bàn thờ thần tài
Mâm cúng nhập trạch ở bàn thờ thần tài

Hiện nay, mâm lễ nhập trạch đã được rút gọn để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Bạn chỉ cần làm một lễ cúng cho một vị trí là được. Có thể ở trên bàn thờ gia tiên, ở giữa nhà (nếu chưa chuẩn bị kịp bàn thờ) hoặc chỗ bàn thờ thần tài đều được.

Không chỉ mâm lễ cúng, chắc chắn cần phải có trong ngày nhập trạch đó là bàn thờ. Là nơi diễn ra chính thức lễ nhập trạch, bàn thờ cần được gia chủ lựa chọn kỹ càng. Ấn tham khảo ngay các kiểu bàn thờ đẹp có bán tại cửa hàng chúng tôi tại đây!

Các đồ dùng khác cần thiết trong thủ tục nhập trạch

Ngoài mâm lễ cúng nhập trạch thì lễ cúng nhập trạch gồm những gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều gia đình khi tìm hiểu về thủ tục nhập trạch. Theo phân tích của các chuyên gia tâm linh, thủ tục nhập trạch lấy ngày nhất định cần có một số vật dụng để đem lại may mắn cho “tổ ấm mới”. Cụ thể như sau:

Bếp than

Bếp than có ưu điểm trong thủ tục nhập trạch nhà mới là cơ động có thể đem để ở đâu cũng được. Tuy nhiên nên đặt phía dưới một tấm gì đó cách nhiệt, khó cháy để đựng mùn than nhỡ có rơi vãi.

Chuẩn bị các lễ vật đầy đủ trước khi làm lễ giúp gia chủ yên tâm hơn
Chuẩn bị các lễ vật đầy đủ trước khi làm lễ giúp gia chủ yên tâm hơn

Trong thủ tục nhập trạch về nhà mới, vị trí hợp lý nhất để đặt bếp than là chính giữa cửa vào nhà. Ngọn lửa là khởi đầu của sự sống, gạt bỏ đi những xui xẻo, ma quỷ bám theo.

Trước khi vào nhà mới, gia chủ và lần lượt từng vị khách mời sẽ bước qua bếp than theo thứ tự ưu tiên chân trái trước, chân phải sau. Những lời chúc may mắn của khách mời được gửi gắm đến gia đình mới, mong cho sức khỏe dồi dào, vạn sự như ý, phát tài phát lộc, công việc “thuận buồm xuôi gió”.

Bếp nấu có ánh lửa

Trong gia đình không thể thiếu được hơi ấm và ánh sáng từ bếp lửa. Bạn nên dùng bếp ga thay vì bếp điệp vì bếp điện không có lửa, chỉ toả nhiệt ra bên ngoài. Việc sử dụng bếp nấu có ảnh lửa rất tốt cho ngày nhập trạch. Đây cũng là một trong những sự chuẩn bị cho thủ tục nhập trạch lấy ngày diễn ra đúng quy trình.

Thủ tục nhập trạch lấy ngày nên chuẩn bị đầy đủ
Thủ tục nhập trạch lấy ngày nên chuẩn bị đầy đủ

Trong thực tế, những căn nhà được thiết kế nội thất hiện đại ngày nay thường sử dụng bếp từ. Điều này đảm bảo an toàn cao cho người sử dụng, phòng nguy cơ cháy nổ, nhất là căn hộ chung cư. Điều này cũng không ảnh hưởng gì, quý vị có thể đặt nấu 1 nồi nước gọi là lấy không khí nóng của khu vực nhà bếp.

Ngoài mâm cúng, đồ dùng cho ngày chuyển sang nhà mới mà văn cúng nhập trạch bắt buộc phải có. Tìm hiểu ngay về văn khấn nhập trạch thay lời gia chủ tấu lên thần linh ngày chuyển sang nhà mới tại đây!

Một số đồ dùng khác

Không chỉ có bếp lửa mà một số vật dụng khác cũng rất cần thiết cho thủ tục nhập trạch về nhà mới như: Xoong, nồi, ấm đun nước, chiếu, đệm, ấm chén, chậu, xô đựng nước, chổi quét nhà, cây lau nhà… để phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Khi đến dự lễ nhập trạch, những vị khách mời nên đem theo các vật dụng này với mong muốn gia chủ sẽ có cuộc sống no đủ.

Trên đây là thủ tục nhập trạch chi tiết nhất dựa theo ý kiến của các chuyên gia tâm linh. Nếu bạn đang chuẩn bị chuyển về mái ấm hạnh phúc thì hãy tham khảo ngay nhé. Chỉ cần chuẩn bị đầy đủ, chu đáo và thành tâm thì thần linh và tổ tiên sẽ phù hộ cho gia đình bạn mọi điều tốt đẹp.

Trả lời

0973.303.989
icon khuyến mại