Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai? Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát

Thế giới Phật pháp luôn ẩn chứa những điều tâm linh, những vấn đề con người khó có thể lý giải được. Trong thế giới ấy là sự xuất hiện của các vị thần, các vị bồ tát… với nhiệm vụ cai quản một lĩnh vực nào đó. Bài viết sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu một vài thông tin liên quan đến Địa Tạng Vương Bồ Tát nhé!

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Địa Tạng Vương Bồ Tát hay Địa Tạng Bồ Tát là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong Phật giáo. Ngài được biết đến là người đứng đầu giáo phái U Minh. Địa Tạng Vương Bồ Tát được mô tả với nhúm lông trắng nằm giữa hai mắt. Tay phải ngài cầm tích trượng với 6 vòng cứu độ chúng sinh, tay trái cầm theo hạt minh châu như ý. Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi Đế Thính, đầu đội mũ tỳ lưu

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Ngọc minh châu như ý tượng trưng cho trí tuệ, tỏa sáng muôn cõi chúng sinh khiến những ai còn đang bị giam cầm nơi địa ngục tăm tối có cơ hội tìm đường giải thoát. Đế Thính là một loại linh thú có khả năng thấu tỏ mọi lẽ đời. Địa Tạng Vương Bồ Tát thông thạo nhiều phép biến hóa nên có tới 6 danh hiệu khác nhau. Mỗi danh hiệu lại tương ứng với một hình tượng. 

Xem thêm: Hư Không Tạng Bồ Tát là ai? Sự tích Phật Hư Không Tạng cùng phép thần thông của người như thế nào? Ấn tham khảo ngay!

Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát

Có rất nhiều sự tích về sự xuất hiện của Địa Tạng Vương Bồ Tát trong thế giới Phật pháp. Thời quá khứ, Bồ Tát Địa Tạng vốn là một trưởng giả với tinh thần đức độ cao cả. Trong dân gian có một vị phật lấy hiệu là Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai xuất hiện. Trưởng giả sau đó có cơ hội được gặp vị phật này mới đem lòng ngưỡng mộ với tướng mạo và khả năng phi phàm của ngài.  

Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát
Sự tích Địa Tạng Vương Bồ Tát

Sau khi biết được tấm lòng của trưởng giả, Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai đã chỉ đường cho ông phát tâm tu hành. Nếu có tấm lòng hóa độ chúng sinh, có duyên với phật pháp, trải qua nhiều kiếp tu hành tất sẽ được như ý nguyện. Trưởng giả thấy vậy liền phát nguyện từ nay cho đến đời vị lai, nếu có chúng sinh nào ở sáu đường thống khổ ông sẽ dùng đủ phương tiện mà độ cho họ đến khi được giải thoát rồi mới chứng Phật quả. Cũng chính vì lợi phát nguyện này mà đến nay trong thế giới Phật pháp, ông vẫn là một vị bồ tát. 

Ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát

Ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát được tổ chức vào ngày 30 tháng 7 hàng năm theo âm lịch. Trong này ngày này, các phật tử và chúng sinh bày tỏ lòng kính trọng, biết ơn thông qua việc tụng kinh, niệm chú Địa Tạng Vương Bồ Tát, ăn chay, khấn niệm… Bên cạnh đó là các buổi lễ thuyết giảng, phóng sinh… 

Ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là ngày 30 tháng 7 âm lịch hàng năm
Ngày vía Địa Tạng Vương Bồ Tát là ngày 30 tháng 7 âm lịch hàng năm

Thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát

Thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát được chia thành hai phiên bản ngắn và dài. Trong đó phiên bản ngắn dễ nhớ và được sử dụng nhiều hơn:

“Oṃ Ha Ha Ha Vismaye Svāhā – Om Ha Ha Ha Win Sam Mo Ti So Ha

Om / Namo Ksitigarbha Bodhisattva hoặc Nam Mô Địa Tạng Vương Bồ Tát

Om Pramardane Svaha

Namo Di Zhang Wang Pu sa

Om Ah Kshiti Garbha Thaleng Hum”

Thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát
Thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát

Thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát này được sử dụng khi chúng sinh gặp phải khó khăn trong cuộc sống, tiêu trừ nghiệp chướng. Mỗi ngày niệm niệm Địa Tạng Vương Bồ Tát 108 lần, mọi khó khăn sẽ được hóa giải. Tại Việt Nam, thần chú Địa Tạng Vương Bồ Tát còn được sử dụng để cầu siêu, tụng kinh trong các đám ma…

Phật Mẫu Chuẩn Đề là ai? Tham khảo ngay sự tích Phật Mẫu Chuẩn Đề tại đây!

Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát

Bồ Tát Địa Tạng sở hữu trí tuệ uyên thâm và lòng từ bi hỷ xả. Ngài luôn thấu hiểu nỗi khổ của chúng sinh. Khi không còn ai đau khổ, khó khăn ngài mới có thể yên tâm tới cõi Niết Bàn. Khi tu hành đạo Bồ Tát, ngài tâm niệm “Địa ngục chưa trống thề không thành Phật”.

Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát

Lần phát nguyện thứ nhất chính là lần Địa Tạng Bồ Tát gặp được Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai trong vài trò trưởng giả, nguyện vì chúng sinh thoát khổ rồi mới chứng thành Phật quả.

Lần phát nguyện thứ hai đề cập đến  tiền thân của Địa Tạng Vương là Mục Kiền Liên. Đây là một nữ tử thuộc dòng dõi Bà La Môn nhưng mẹ của Kiền Liên lại gây nhiều ác nghiệp nên khi chết đi bà bị đẩy xuống địa ngục.  

Mục Kiền Liên thấy mẹ khổ sở sinh đau lòng liền nghe lời Đức Phật làm vô lượng hồi hướng công đức cho mẹ, hóa giải tai ách, giúp mẹ vượt qua nghiệp chướng, an hưởng phúc lành. Mẹ cô sau đó được giải thoát về trời. Mục Kiền Liên thấy vậy lấy làm biết ơn, từ đó nguyện cứu rỗi chúng sinh thoát khỏi cảnh lầm than, đau khổ. Ngày 15 tháng 7, Mục Kiền Liên làm lễ cúng thập phương trở thành lễ Vu Lan báo hiếu của Phật giáo nhằm tưởng nhớ công đức sinh thành. 

Địa Tạng Vương Bồ Tát lưu truyền ngàn đời
Địa Tạng Vương Bồ Tát lưu truyền ngàn đời

Lần phát nguyện thứ ba, Địa Tạng Vương vốn là một vị vua yêu thương dân chúng. Song chúng sinh lại là những kẻ tàn ác gây ra nhiều việc xấu xa. Chứng kiến cảnh này, vị vua nhân ái, bao dung phát nguyện “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặn an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”

Địa Tạng Vương Bồ Tát lưu truyền ngàn đời

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã giúp bạn giới thiệu một vài thông tin liên quan đến Địa Tạng Vương Bồ Tát. Ngài không chỉ được biết đến với hình tượng của một vị bồ tát cao cả, từ bi mà còn nắm trong tay nhiều phép thuật thần thông quảng đại. Sự xuất hiện của Địa Tạng Bồ Tát không chỉ có ý nghĩa qua trọng trong thế giới Phật giáo mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của người dân.

Thờ cúng Địa Tạng Vương Bồ Tát ngày nay trở nên phổ biến hơn trong các gia đình. Quý vị có thể đặt chung Địa Tạng Bồ Tát chung bàn thờ gia tiên đều được. Hoặc tốt hơn, quý vị có thể mua thêm bàn thờ Phật để tỏ rõ lòng thành kính của mình tới các ngài. Cửa hàng chúng tôi cũng có bàn thờ Phật đẹp tại đây, quý vị có thể ấn vào để tham khảo.

Trả lời

0973.303.989
icon khuyến mại