Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên? Cách vệ sinh bàn thờ

Bàn thờ là nơi linh thiêng, đem lại bình an, may mắn và tài lộc cho gia đình. Cách vệ sinh bàn thờ, lau dọn bàn thờ cũng phải thực hiện đúng chuẩn, không được tùy tiện. Vậy có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên không? Dưới đây là thông tin giải đáp chi tiết mà bạn không nên bỏ qua.

Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên?

Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên hay không là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Theo các chuyên gia tâm linh và bậc thầy phong thủy, việc lau dọn bàn thờ chỉ nên thực hiện 2 – 3 tháng /lần. Khi lau chùi gia chủ không nên quá chi tiết, tỉ mỉ như dọn bàn thờ cuối năm.

Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên?
Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên?

Gia chủ cũng cần biết rằng, việc tránh lau dọn bàn thờ thường xuyên là bởi khu đặt bát hương cần tụ khí. Trong thờ cúng, việc lau chùi hoặc xê dịch bát hương là điều kiêng kỵ. Khi thắp hương, gia chủ chỉ nên vệ sinh bàn thờ cho sạch, tránh mạng nhện, bụi bẩn. Đây là cách để thể hiện sự tôn kính với Thần linh và Gia tiên.

Như vậy, có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên. Thời gian lau dọn thường 2 – 3 tháng 1 lần, có thể gộp chung vào những dịp giỗ chạp thờ cúng.

Đối với bàn thờ cũ bạn cũng phải cần thiết lau chùi dọn dẹp, nếu cũ quá phải có hướng xử lý bàn thờ cũ phù hợp. Ấn để tham khảo chi tiết bàn thờ cũ nên làm gì tại đây!

Cách vệ sinh bàn thờ

Để bàn thờ sạch sẽ, không phạm các điều kiêng kị thì gia chủ cần biết cách vệ sinh bàn thờcách lau dọn bàn thờ. Trong cách vệ sinh bàn thờ trước khi lau dọn bàn thờ thì gia chủ cần tắm rửa sạch sẽ. Nếu không phải dịp lễ, Tết thì chỉ nên lau dọn bộ đồ thờ cúng thay vì dọn tổng thể, kỹ càng. Khi lau chùi cần lưu ý, không dịch chuyển vị trí bát hương. Đây thực sự là điều lưu ý quan trọng nhất trong toàn bộ cách vệ sinh bàn thờ.

Lau bàn thờ bằng nước gì? Các gia chủ nên lưu ý, không nên dùng nước lã mà phải dùng nước bao sái bàn thờ. Đây là loại nước được trộn từ nhiều loại thảo dược như: bạch đàn, quế hồi, đinh hương, gỗ vang. Trường hợp không có nước bao sái bàn thờ thì gia chủ có thể dùng rượu pha lẫn gừng.

Cách vệ sinh bàn thờ, cách lau dọn bàn thờ
Cách vệ sinh bàn thờ, cách lau dọn bàn thờ

Cách vệ sinh bàn thờ, cách lau dọn bàn thờ không có nghĩa là phải tỉ mỉ, chi tiết như cách dọn bàn thờ cuối năm. Hơn nữa, không phải chỉ có gia chủ mới được lau dọn bàn thờ. Những thành viên khác trong gia đình có thể thực hiện công việc này. Đa số các thành viên nam trong gia đình đều là người lau dọn.

Trong quá trình lau dọn bàn thờ cần tránh làm đổ vỡ cũng như xê dịch đồ thờ cúng đã đặt sẵn. Theo các chuyên gia, gia chủ có thể tỉa chân hương vào những ngày cuối tháng để bàn thờ được sạch sẽ, tránh hỏa hoạn. Khi bàn thờ sạch sẽ gia chủ đặt lại các đồ đúng về vị trí.

Nên dùng 7 tờ tiền vàng đốt sau đó hơ quanh 4 phía của bàn thờ rồi mới đặt đồ thờ lên. Không có bước này cũng chẳng sao, nhưng nhất định phải thắp 3 nén hương, vái lạy Thần linh, Gia tiên.

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ

Bên cạnh vấn đề có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên không thì các gia chủ cũng cần quan tâm tâm tới những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ. Cách vệ sinh bàn thờ chuẩn nhất cần tránh những điều sau đây:

Di chuyển bát hương

Theo quan niệm của người xưa, khi lau dọn bàn thờ mà xê dịch bát hương quá nhiều sẽ khiến gia đình gặp tai họa, xui xẻo. Di chuyển bát hương sẽ khiến Thần linh không chứng giám được lòng thành của gia chủ. Vì vậy, gia chủ không nên tự ý di chuyển, động chạm đến bát hương khi lau dọn.

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ
Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ

Nhắc tới cấm di chuyển bát hương, bạn có biết được 1 bàn thờ gia tiên có mấy bát hương không? Ấn vào đây để tìm hiểu thêm ngay!

Tỉa rút chân hương sai cách

Rất nhiều gia chủ thường tỉa rút chân hương khi bát hương đầy. Tuy nhiên, điều này cần phải đặc biệt thận trọng, tỉa sai cách sẽ khiến ảnh hưởng tới tài lộc, vận may. Khi tỉa không lấy ra hết mà phải để lại trong bát hương 3, 5. 7 chân. Chân hương sau khi tỉa ra không được vứt bừa bãi. Cách xử lý đúng nhất là đốt chân hương, đem tro thả sông hồ hoặc bón cây.

Rửa bài vị bằng nước lạnh

Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ còn có bài vị thần Phật thì gia chủ phải lau trước sau đó đổ nước đi. Thay nước mới để tiếp tục lau bài vị Gia tiên. Lưu ý, không lau bài vị Gia tiên trước Phật nhé các bạn.

Sắp xếp đồ thờ Phật, Thần linh và Gia tiên sai vị trí

Bên cạnh việc chỉ nên lau bàn thờ 1 tháng từ 2 – 3 lần thì gia chủ cũng nên lưu ý về vị trí của đồ thờ. Trước khi mang đồ thờ xuống cọ rửa, hãy nhớ thật kỹ vị trí để sắp xếp đồ thờ lại vị trí cũ cho đúng. Việc sắp xếp sai sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ tới may mắn và tài lộc của gia đình.

Sắp xếp đồ thờ Phật, Thần linh và Gia tiên đúng vị trí
Sắp xếp đồ thờ Phật, Thần linh và Gia tiên đúng vị trí

Phía bên trái bàn thờ là vị trí quyết định tài vận nếu để bừa bộn, không đúng cách sẽ khiến gia đình lục đục, hay xảy ra cãi vã. Dọn bàn thờ cuối năm hay định kỳ hàng tháng cũng cần lưu ý tới khu vực dưới bàn thờ. Không nên đặt đồ đạc ở vị trí này, hãy giữ khoảng trống sạch sẽ, thông thoáng.

Làm đổ vỡ đồ thờ

Đồ thờ cúng là những vật linh thiêng, thể hiện sự tôn kính đối với Thần linh, Gia tiên. Khi lau dọn bàn thờ, gia chủ nên thật cẩn thận để tránh đổ vỡ. Việc làm đổ vỡ đồ thờ cúng, đặc biệt là bát hương bị đổ sẽ khiến gia chủ gặp chuyện không may.

Có nên lau chùi bàn thờ thường xuyên? Chắc hẳn qua bài viết này quý độc giả đã có câu trả lời chi tiết rồi phải không? Hãy lưu ý khi lau dọn bàn thờ nhé. Bàn thờ mang tính tâm linh, thể hiện sự tôn kính của gia đình với Thần linh và Gia tiên. Vì vậy, hãy lưu ý và có cách vệ sinh bàn thờ phù hợp, xin cảm ơn!

Nếu bạn đang có nhu cầu mua bàn thờ đừng quên ấn vào đây để tham khảo toàn bộ các mẫu đang có bán sẵn tại cửa hàng chúng tôi nhé!

Trả lời

0973.303.989
icon khuyến mại